Tên sản phẩm: | Phèn đơn Nhôm Sunphat |
Tên gọi khác: | Nhôm Sunfat, alumium sunphate |
Công thức hóa học: | Al2(SO4)3.18H2O |
Xuất xứ: | Việt Nam,Trung Quốc, Indonisia |
Ứng dụng: |
– Trong xử lý nước thải
Phèn nhôm đóng vai trò làm chất kẹo tụ trong xử lý nước cấp, nước sinh hoạt, nước thải, nước hồ bơi,…. Nó làm lắng các cặn bẩn nhờ phản ứng trao đổi tạo thành kết tủa với các hydroxit lơ lửng trong nước để làm trong nước. – Trong ngành dệt nhuộm Trong ngành dệt nhuộm vải, phèn nhôm sunfat được sử dụng làm chất gắn màu vì khi nhuộm, hydroxit sẽ được sợi vải hấp thụ và giữ chặt với phẩm màu, nhờ đó vải có độ bền màu tốt hơn. – Trong ngành sản xuất giấy Phèn nhôm sunfat được trộn cùng bột giấy và muối ăn để tạo thành nhôm clorua bằng phản ứng thủy phân tạo nên hydroxit. Hydroxit sẽ kết dính các sợi xenlulozo với nhau và giúp cho giấy không bị nhòe mực khi viết. – Trong nông nghiệp: Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O được sử dụng để hạ độ pH trong đất trồng cây. – Trong y học: Dùng để sản xuất thuốc cầm máu, thuốc chữa đau răng, thuốc giảm đau, thuốc sát trùng ngoài da hay giảm đau do bị động vật đốt và cắn. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng phèn nhôm– Ưu điểm: + Muối nhôm ít độc, sẵn có trên thị trường. + Keo tụ bằng phèn nhôm tương đối đơn giản, dễ kiểm soát, phổ biến rộng rãi. – Nhược điểm: + Làm giảm đáng kể độ pH (làm nước sinh hoạt có vị chua), phải dùng NaOH để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng. + Khi sử dụng quá liều lượng thì hiện tượng keo tụ bị phá huỷ và làm nước đục trở lại. + Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ và trợ lắng. + Hàm lượng Al dư trong nước > so với khi dùng chất keo tụ khác và có thể lớn hơn mức tiêu chuẩn (0,2mg/lit). + Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan cùng các kim loại nặng hạn chế. + Ngoài ra, có thể làm tăng lượng SO42- trong nước thải sau xử lí. |
Tiêu chuẩn kỹ thuật: |
– Hàm lượng Al2O3 ≥17%
– Fe2O3 ≤50ppm
– Hàm lượng cặn không hòa tan trong nước ≤0.5%
– pH(dung dịch 1%) :3.0
– Kích thước hạt: 2-15mm
|
Quy cách: |
25kg/bao
|
Bảo quản: |
– Nơi khô ráo, thoáng mát
– Khi mở bao xong nên sử dụng ngay.– Lưu ý khi sử dụng + pH hiệu quả tốt nhất với phèn nhôm: 5,5 – 7,5. + Nhiệt độ của nước thích hợp: 20 – 40 độ C. + Ngoài ra, cần chú ý thành phần các ion có trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản ứng … |